Đà Lạt được bác sĩ Alexandre Yersin (người Pháp gốc Thụy Sĩ) tìm ra vào hơn 120 năm trước, khi ấy chỉ là nơi sinh sống của đa số cư dân Lạch (một nhánh của dân tộc Cơ Ho).

Sơ đồ lộ trình 3 đợt thám hiểm cao nguyên Lang Biang của bác sĩ Yersin. Trong đợt thứ hai vào năm 1893, bác sĩ Yersin xuất phát từ Biên Hòa đi Di Linh (Lâm Đồng) rồi sau đó lên Lang Biang và tìm ra Đà Lạt ngày nay.
Sơ đồ lộ trình 3 đợt thám hiểm cao nguyên Lang Biang của bác sĩ Yersin. Trong đợt thứ hai vào năm 1893, bác sĩ Yersin xuất phát từ Biên Hòa đi Di Linh (Lâm Đồng) rồi sau đó lên Lang Biang và tìm ra Đà Lạt ngày nay.
Bác sĩ Yersin và đoàn thám hiểm cao nguyên Lang Biang vào năm 1893. Trong nhật ký đề ngày 21/6/1893, Yersin ghi nhận có vài làng của người sắc tộc D'Lat (người Lạch).
Bác sĩ Yersin và đoàn thám hiểm cao nguyên Lang Biang vào năm 1893. Trong nhật ký đề ngày 21/6/1893, Yersin ghi nhận có vài làng của người sắc tộc D’Lat (người Lạch).
Một góc buôn làng người dân tộc bản địa ở cao nguyên Lang Biang khi bác sĩ Yersin phát hiện năm 1893.
Một góc buôn làng người dân tộc bản địa ở cao nguyên Lang Biang khi bác sĩ Yersin phát hiện năm 1893.
Nhà sàn của người Cơ Ho những năm cuối thế kỷ 19. Đây là kiểu nhà đặc trưng của các dân tộc miền núi Việt Nam đến nay vẫn còn sử dụng.
Nhà sàn của người Cơ Ho những năm cuối thế kỷ 19. Đây là kiểu nhà đặc trưng của các dân tộc miền núi Việt Nam đến nay vẫn còn sử dụng.
Núi Lang Biang đầu thế kỷ 20, khi đó vẫn còn rất hoang sơ. Nay ngọn núi này đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Núi Lang Biang đầu thế kỷ 20, khi đó vẫn còn rất hoang sơ. Nay ngọn núi này đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Cảnh lễ đâm trâu ở buôn Đan Kia (dưới chân núi Lang Biang) vào năm 1905. Đây là một lễ hội mang đậm bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên.
Cảnh lễ đâm trâu ở buôn Đan Kia (dưới chân núi Lang Biang) vào năm 1905. Đây là một lễ hội mang đậm bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên.
Hành trang của người dân tộc bản địa khi đi săn.
Hành trang của người dân tộc bản địa khi đi săn.
Làng dân tộc tại khu vực đèo Prenn (Đà Lạt) những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Làng dân tộc tại khu vực đèo Prenn (Đà Lạt) những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Và cảnh săn bắn của đàn ông bản địa vùng đất Đà Lạt xưa.
Và cảnh săn bắn của đàn ông bản địa vùng đất Đà Lạt xưa.
Đàn ông và phụ nữ người Cơ Ho xưa đều có tục "căng tai" bằng ngà voi, lồ ô hoặc bằng nứa.
Đàn ông và phụ nữ người Cơ Ho xưa đều có tục “căng tai” bằng ngà voi, lồ ô hoặc bằng nứa.
Voi chở hàng lên Đà Lạt đầu thế kỷ 20. Trước khi người Pháp quyết định biến Đà Lạt thành nơi nghỉ dưỡng thì toàn bộ nơi đây còn rất vắng và hoang sơ.
Voi chở hàng lên Đà Lạt đầu thế kỷ 20. Trước khi người Pháp quyết định biến Đà Lạt thành nơi nghỉ dưỡng thì toàn bộ nơi đây còn rất vắng và hoang sơ.
Người Cơ Ho gùi cói về làng. Nghề dệt cói là một trong những nghề truyền thống của cư dân bản địa nơi đây.
Người Cơ Ho gùi cói về làng. Nghề dệt cói là một trong những nghề truyền thống của cư dân bản địa nơi đây.

Khánh Hương (Theo Vnexpress, 31/1/2017)